Vệ Sinh Công Nghiệp Hải Phòng – Phúc An Nhiên chuyên chống thấm chống dột cho các công trình dân dụng uy tín chất lượng tại TP Hải Phòng. Với Phúc An Nhiên – Chúng tôi không ước mơ những công trình vĩ đại, thay vào đó chúng tôi dành hết tâm huyết cho ngôi nhà của bạn.
Những hạng mục công trình cần chống thấm cho mọi công trình dân dụng
Mục lục
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ lớn, lượng mưa nhiều nên ảnh hướng rất lớn đến những công trình xây dựng. Đặc biệt là công tác chống thấm cần được quan tâm để đảm bảo ngôi nhà không bị thấm dột, nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tuổi thọ công trình. Chống thấm cần được thực hiện ngay trong quá trình xây dựng mới đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa về sau.
1. Chống thấm tầng hầm
Chống thấm vách ngoài tầng hầm: Sử dụng sản phẩm chống thấm masterseal 530 quét lên vách rồi dán vải sợi thủy tinh lên. Việc chống thấm này sẽ ngăn nước đồng thời chịu được áp lực nước lên vách tầng hầm. Ngoài ra ta cũng cần chú ý đến chống thấm sàn và vách trong tầng hầm.
2. Chống thấm sàn mái, ban công
Sàn mái là vị trí chịu bức xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời nên có sự co giãn của bê tông rất lớn. Việc bốc hơi nước và hấp thu nước đột ngột, kết cấu nền móng yếu nên xảy ra tình trạng nứt gãy bê tông gây thấm. Một số vị trí như hộp kỹ thuật, cổ ống nước thoát sàn cũng là nguyên nhân gây thấm nước.
3. Chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm giặt
Đây là những vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước nên gây thấm rất nhiều trong các công trình dân dụng hiện nay. Việc chống thấm ở những vị trí này cần chú ý cổ ống thoát sàn, hộp kỹ thuật, sàn và vị trí giáp lai giữa tường và sàn.
4. Chống thấm tường nhà
Chống thấm tường ngoài: Sử dụng Sika chống thấm xi măng lăn chống thấm bên ngoài
Chống thấm tường trong nhà: Cần chú ý vị trí tường liền kề với nhà hàng xóm vì những vị trí tường này thường không trát được bên ngoài, sau này sẽ gây thấm rất nặng.
5. Chống thấm giáp lai
Nước thường lọt qua khe giữa hai nhà nên cần chống thấm rất kỹ vị trí này. Không nên dùng tôn bịt vì lớp tôn và vữa thường tách lớp. Sử dụng xốp bịt kín khe, dùng vữa đặc biệt đổ vào khe, dán lưới sợi thủy tinh lên bề mặt sau đó quét 02 lớp màng chống thấm đàn hồi gốc xi măng lên trên cùng.
Nguyên nhân gây ra thấm dột
Với những vị trí này, có một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thấm dột như:
Nguyên nhân thời tiết: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của Việt Nam là một trong những thử thách đối với công trình. Nước mưa, nồm ẩm đều có thể là nguyên nhân gây thấm và từ đó sinh ra nấm mốc.
Nguyên nhân chất lượng công trình: Khi xây dựng, nếu không tiến hành chống thấm công trình dân dụng cẩn thận và kỹ càng thì có thể xảy ra một số lỗi như:
– Phần bê-tông không được đầm kỹ nên kết cấu không chắc chắn, không ngăn được nước hoặc hơi ẩm lâu ngày.
– Thấm dột do phần vữa trát không đặc, không bền bỉ hoặc kết cấu vữa quá ít xi – măng.
– Do phần giấy hoặc keo cách nước trên kết cấu, trên các phần đường ống dẫn bị rò rỉ.
– Do màng sơn chống thấm trên kết cấu đã hỏng.
Liên Hệ Ngay: 0901.592.593